logo
hotline

Hotline
093 123 84 88

TÌM HIỂU VỀ RƯỢU CHAMPAGNE
Tác giảAdministrator

Những bữa tiệc trang trọng, những thời khắc đáng nhớ như ăn mừng chiến thắng, chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật… không thể thiếu những chai Champagne. Không chỉ mang lại không khí vui vẻ, sôi động với tiếng nổ lớn khi mở chai, Champagne còn mang đến cho người dùng hương vị tươi mát, dịu nhẹ rất thích hợp để khai vị bữa tiệc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại rượu này. Hãy cùng tìm hiểu những điều cơ bản về loại rượu rất được ưa chuộng này nhé!

Rượu Champagne – Sâm Banh Là gì

Champagne được dùng như một thuật ngữ chung cho rượu vang sủi bọt, nhưng ở EU và một số quốc gia, việc dán nhãn bất kỳ sản phẩm Champagne nào cũng được coi là bất hợp pháp trừ khi nó đến từ vùng rượu Champagne của Pháp và được sản xuất theo những quy tắc nghiêm ngặt riêng.

Kết Luận: Rượu Champagne là dòng rượu vang sủi bọt được sản xuất ra ở vùng Champagne nước Pháp và bắt buộc phải được lên men từ giống nho Chardonnay mới được gọi là rượu Champagne. Giá thành của dòng rượu này thường rất đắt so với những loại vang nổ khác. Vì rượu được trải qua quy trình sản xuất rất công phu,chỉ những gốc nho có độ tuổi trên 20 năm tuổi mới được tuyển trọn để làm ra dòng rượu vang này.

Điểm giống và khác nhau giữa Champagne và Rượu Vang Nổ

► Giống nhau: Đều là ám chỉ một lại rượu vang sủi bọt

► Khác nhau: Champagne là dòng rượu vang sủi bọt được sản xuất tại vùng Champagne của nước Pháp và giá thành thường rất cao so với các loại vang sủi bọt khác vì có quy trình chế biến thủ công , nghiêm ngặt và rất công phu.

Rượu Vang Nổ: Là ám chỉ các dòng vang sủi nói chung tất cả các loại rượu vang sủi nói chung đến từ các nước như Ý – Chile – ÚC… thì đều được gọi là rượu vang nổ. Và giá thành của dòng rượu này cũng thường thấp hơn Champagne rất nhiều. Chỉ với 200.000 – 500.000 VND các bạn đã có thể sở hữu cho mình dòng vang sủi này.

Quy trình sản xuất rượu champagne

Việc sản xuất rượu Champagne được kiểm soát chặt chẽ bởi Appname d’Origine Controlee (AOC). Từ việc quy định phương thức trồng nho đến cách thu hoạch và chế biến nho đều có các tiêu chuẩn khắt khe. Ví dụ, tất cả các loại nho được sử dụng trong Champagne phải được hái và ép bằng tay trong môi trường có mái che…

Méthode Champenoise là phương pháp truyền thống để sản xuất Champagne.

Quy trình lên men gồm hai bước:

► Lên men lần 1: Khởi đầu là quá trình thu hoạch nho, kế đến là làm sạch, tách cuống, nghiền ép và lên men ngâm ủ. Quá trình lên men nước cốt nho được diễn ra trong khoảng 2 đến 3 tuần để lượng đường có trong chất nho có thể chuyển hóa hết thành cồn, tiếp đến rượu sẽ được đưa vào các thùng gỗ sồi để ngâm ủ trong khoảng vài tháng, khi đó chúng ta đã có một chai rượu vang gần giống những loại rượu vang thông thường nhưng chưa được chuyển hóa hết và chưa có một chút bọt nào. Các chai Champagne được niêm phong bằng nắp vương miện, giống như nắp được sử dụng trên chai bia. Để tạo ra được bọt khí trong chai rượu nhà sản xuất bắt đầu đưa chỗ rượu này lên men lần thứ 2.

► Lên men lần 2: Quá trình này được tạo ra bằng cách thêm vài gram men Saccharomyces cerevisiae và đường đá vào chai. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu sẽ có những bí quyết lên men của riêng mình. Các chai rượu được lưu trữ trong hầm và được xếp chồng lên nhau theo chiều ngang. Môi trường trong suốt quá trình lên men và lão hóa lần thứ 2 rất quan trọng. Quá trình này được diễn ra trong chai và được theo dõi sát xao từ những người thợ lành nghề với nhiệt độ kiểm bằng Ánh sáng nhân tạo được thiết kế đặc biệt. Nhiệt độ phải giữ mát 10-11 ° C liên tục và không bao giờ được cao hơn để tránh hư hỏng rượu.

Khi quá trình lên men kết thúc, các chai rượu được để ngược ở góc 35% và từ từ quay xuống. Sau khoảng 3 tuần, cổ chai được quay xuống phía dưới với độ dốc 75% để các tế bào nấm men chết lắng xuống cổ chai. Champagne sẽ đạt tới độ ngon và hoàn hảo tối thiểu là 3 năm. Sau đó, rượu sẽ được làm lạnh, cổ chai bị đóng băng, và nắp bị loại bỏ. Áp lực trong chai đẩy phần nước đá có chứa các tế bào nấm men chết ra, một ít rượu từ dòng rượu cổ điển trước đó cũng như lượng đường được thêm vào để duy trì dung tích trong chai và quan trọng là điều chỉnh độ ngọt của rượu thành phẩm. Sau đó, chai được nhanh chóng đóng nút để duy trì lượng carbon dioxide trong rượu. trong quá trình lên men này rượu sẽ sản sinh ra khí Cacbonic, khí này không thể bay hơi ra ngoài được nên đã ẩn khuất và hòa lẫn vào trong chất rượu do đó sinh ra hiện tượng nổ khi mở nút chai và có bọt khí nổi lên khi rót rượu ra ly.

Do áp lực của khí Cacbonic có trong chai rượu là rất lớn nên thông thường nhà sản xuất sẽ cố định nút chai bằng những vòng nút thép và lớp giấy bạc bọc bên ngoài, để đảm bảo an toàn cho thực khách cũng như giữ lại những nét đặc trưng nhất cho những chai rượu Champagne.

Cuối cùng là những chai vang đã sẵn sàng để được thưởng thức.

Giống nho chính cấu thành nên rượu champagne – sâm banh

Pinot Noir, Pinot Meunier và Chardonnay là ba giống nho chính được sử dụng để làm Champagne. Đây cũng là công thức của tất cả các dòng vang sủi khác trên thế giới. Ngoài ra, 4 giống nho khác cũng được phép sử dụng nhưng với số lượng hạn chế là Pinot Blanc, Pinot Gris, Petit Meslier và Arbane.

► Pinot Noir: là loại nho có vỏ màu đen và thịt màu trắng. Nó mang đến hương thơm hòa quyện của cây cỏ và các loại trái cây màu đỏ như anh đào, quả mâm xôi và dâu tây…

► Pinot Meunier: là một họ của nho Pinot Noir, mang hương thơm của những trái cây màu trắng, táo và lê.

► Chardonnay: là loại nho duy nhất trong ba giống nho chính có vỏ màu trắng, mang đến sự thanh lịch, tươi mát của hương cam quýt và những loài hoa trắng.